TƯ VẤN LẬP HỒ SƠ KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

I. Căn cứ pháp lý

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành mốt số điều của luật tài nguyên nước.

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 quy định việc đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

- Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nước ngầm mà xảy ra các trường hợp sau thì phải thực hiện thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

- Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường.

- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước.

- Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế khai thác, sử dụng nước.

- Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.

- Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép khai thác  nước ngầm tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.

- Trong trường hợp nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (2) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.

- Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép khai thác nước ngầm cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử  phạt theo nghị định 142/2013/NĐ-CP.

II.Đối tượng phải lập

        Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;

b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;

c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;

g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

III. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:

 -  Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;

-  Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;

-  Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;

-  Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;

- Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

IV. Trường hợp phải lập lại/ gia hạn

– Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường

– Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước

– Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước

– Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

– Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép

– Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép (chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo qui định NĐ 201/2013/NĐ-CP)

* Trường hợp không được điều chỉnh

-Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp

– Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định trên chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.

V. Cơ quan thẩm định

–  Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT.

– Sở Tài nguyên và Môi trường : tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

VI. Sản phẩm 

– Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

– Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

VII. Các Bước Thực Hiện Hồ Sơ

B1. Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác.

B2. Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn

B3. Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu vực khai thác

B4. Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.

B5. Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.

B6. Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.

B7. Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.

B8. Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.

B9. Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.

B10.Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.

B11. Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.

B12. Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trải qua nhiều dự án trên cả nước và với đội ngũ nhân viên chuyên sâu, chúng tôi tự tin tư vấn và thực hiện Hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất cho Quý doanh nghiệp một cách nhanh nhất, tối ưu nhất.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ÂU LẠC

Địa Chỉ : Số 29/24/11 Đường Số  8,  KP 16,  P. Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0931318272 - Mr. Cư

Email: aulac.environment@gmail.com

Website: moitruongaulac.com

Zalo: 0931318272 - Văn Cư